Hướng dẫn kỹ thuật úm gà con giai đoạn từ 1 đến 21 ngày, tăng tỷ lệ sống cao nhất

Nắm bắt kỹ thuật úm gà con trong giai đoạn 3 – 4 tuần đầu tiên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng con giống, tỷ lệ gà con sống và năng suất chăn nuôi. Cùng đá gà trực tiếp theo dõi ngay nội dung sau đây để có thể áp dụng ngay!

Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng để úm gà con

Một trong những kỹ thuật úm gà con quan trọng mà bà con không nên bỏ qua đó là làm chuồng, quây gà. Theo đó, đây là môi trường sống của gà con, tác động trực tiếp đến tỷ lệ sống của gà con.

Thiết kế chuồng là một trong những kỹ thuật úm gà con quan trọng nhất
Thiết kế chuồng là một trong những kỹ thuật úm gà con quan trọng nhất
  • Lựa chọn vị trí làm chuồng, quây ở vị trí cao, khô ráo, thoáng mát.
  • Hướng đặt chuồng nuôi gà con nên ưu tiên hướng Đông Nam vì có thể đón được gió mát từ biển thổi vào.
  • Khu vực chăn nuôi cần sắp xếp ở vị trí sao cho thuận tiện về điện, nước,…
  • Quây úm gà con: Kỹ thuật úm gà con khi nuôi trong quây úm thường được áp dụng khi bà con nuôi số lượng từ 120 – 200 con. Một số loại vật liệu được ưa chuộng để làm quây là tre, nứa, bìa cứng, vải bạt,… Quây thường được chia thành từng ô với chiều cao tiêu chuẩn từ 45 – 50cm, đường kính của quây úm gà thường từ 1.5 – 2m,…
  • Thiết bị sưởi ấm được sử dụng trong quây úm thường là bóng đèn dây tóc có công suất 60 – 100W. Ngoài ra bà con cũng có thể sử dụng bóng đèn hồng ngoại để an toàn, tiết kiệm chi phí. Kỹ thuật úm gà con mà bà con cần ghi nhớ khi sử dụng đèn để sưởi ấm đó là khoảng cách treo chụp sưởi. Cụ thể, khoảng cách này sẽ phụ thuộc vào tuổi của gà con trong lồng úm.
  • Chất độn chuồng cần phải được phơi khô, khử trùng trước 72 tiếng rồi mới đem vào rải trong lồng úm với độ dày tiêu chuẩn từ 10 – 15cm. Sau khi rải chất độn chuồng khoảng 12 tiếng bà con mới tiến hành thả gà con vào. Một số loại chất độn chuồng được ưa chuộng trên thị trường hiện nay là trấu, mùn cưa, dăm bào,…
  • Rèm che cũng là một bộ phận không thể thiếu khi thiết kế lồng úm gà con. Rèm che có tác dụng che gió, che mưa cho đàn gà,…
Xem Thêm  Full Trực Tiếp Đá gà Thomo cpc3 Hôm nay ngày 2/5/2024

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật úm gà con để tăng tỷ lệ sống

Theo dõi chi tiết nội dung dưới đây để được hướng dẫn kỹ thuật úm gà con giúp gà tăng tỷ lệ sống, phát triển khỏe mạnh.

Cho gà sử dụng kháng sinh và các sản phẩm bổ trợ

Khi mới nở, gà con còn rất yếu ớt vì các cơ quan trong cơ thể đều chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, giai đoạn từ 1 đến 21 ngày, gà cần được chăm sóc đặc biệt, cụ thể là bổ sung các loại kháng sinh và sản phẩm bổ trợ.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại kháng sinh và sản phẩm bổ trợ khác nhau nên bà con có thể thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

Tiến hành theo dõi sự phát triển của gà con

Trong suốt 4 tuần đầu tiên, bên cạnh việc áp dụng các kỹ thuật úm gà con mà đá gà Thomo hướng dẫn ở trên, bà con cần thường xuyên theo dõi các yếu tố sau để có thể điều chỉnh nếu cần thiết. Cụ thể bà con cần tiến hành theo dõi các yếu tố sau:

  • Nhiệt độ là yếu tố quan trọng đầu tiên mà bà con cần đặc biệt lưu ý, nhất là vào giai đoạn mùa đông vì hệ thống điều hòa thân nhiệt của gà con chưa hoàn thiện. Bà con nên trang bị trong chuồng nuôi một nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ, đảm bảo nhiệt độ khoảng 32 – 34 độ C.
  • Mật độ nuôi gà trong chuồng, quây không nên quá dày vì có thể khiến gà con dẫm lên nhau, chết nhiều. Đặc biệt, nếu bà con nuôi gà trong quây úm thì cần thường xuyên nới rộng quây úm khoảng 20cm/tuần.
  • Nước uống, thức ăn cho gà con phải luôn đảm bảo 2 tiêu chí đó là đủ và sạch. Cụ thể, bà con cần cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho gà con và cần phải đảm bảo sạch sẽ.
Xem Thêm  Thuốc Điều Trị Bệnh ORT Trên Gà Hiệu Quả Người Nuôi Nên Biết
Hướng dẫn chi tiết những kỹ thuật úm gà con giúp gà phát triển, tăng tỷ lệ sống,...
Hướng dẫn chi tiết những kỹ thuật úm gà con giúp gà phát triển, tăng tỷ lệ sống,…

Những lỗi kỹ thuật úm gà con thường gặp mà bà con cần tránh

  • Không úm gà con cạnh gà trưởng thành vì gà con rất dễ bị lây nhiễm bệnh.
  • Như đã chia sẻ ở trên, bà con không nên nuôi gà với mật độ nuôi quá dày vì những con gà con rất dễ xô đẩy nhau, dẫn đến chết đè.
  • Không nên bố trí quây úm ở vị trí gần cửa ra vào, rất dễ khiến gà con bị chết do hứng phải nhiều gió lùa.
  • Rải chất độn quá mỏng cũng là nguyên nhân khiến gà con dễ chết hơn vì thân nhiệt của gà không đảm bảo, phần thân và bàn chân bị lạnh.
  • Một lý do khác khiến gà dễ chết cũng liên quan đến thân nhiệt đó là việc phân bố bóng sưởi không phù hợp. Cụ thể, bóng sưởi quá dày hoặc quá thưa đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ sống của gà con.

Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến kỹ thuật úm gà con

Sau khi đã được hướng dẫn chi tiết các kỹ thuật úm gà con kể trên, sau đây là một số thắc mắc mà bà con thường hỏi các chuyên gia của đá gà trực tiếp. Cùng theo dõi để được giải đáp chi tiết!

Úm gà con trong bao nhiêu ngày là đủ?

Bà con có thể áp dụng kỹ thuật úm gà con trong khoảng thời gian từ 21 – 28 ngày đầu tiên sau khi gà nở.

Xem Thêm  Chi tiết kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng đem lại hiệu quả cao

Mật độ úm gà con như thế nào hợp lý?

Các chuyên gia khuyến cáo mật độ úm gà con tiêu chuẩn khoảng 70 – 80 con/m2. Ngoài ra, vào những ngày trời lạnh thì mật độ có thể tăng lên.

Mật độ úm gà con cần tùy thuộc vào diện tích, nhiệt độ, tuổi gà,...
Mật độ úm gà con cần tùy thuộc vào diện tích, nhiệt độ, tuổi gà,…

Trên đây là tất cả các thông tin liên quan kỹ thuật úm gà con mà đá gà Thomo muốn chia sẻ với bà con. Chúc bà con có thể sở hữu đàn gà khỏe mạnh, phát triển tốt, năng suất cao,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *